Danh mục sản phẩm
Sản phẩm mới
Trống đồng dát vàng 24k đk 8cm
Tượng trâu đồng nằm tiền dài 17cm
Võng ngũ phúc bằng đồng phong thủy
Mâm chữ Phúc tứ linh Long Ly Quy Phụng đk 52cm
Fanpage Facebook
Liên kết website
Tranh Khuê Văn Các Hà Nội 60x80cm, Tranh đồng quà tặng mỹ nghệ Việt
Mô tả sản phẩm
Tranh đồng Khuê văn các,văn miếu Hà Nội, được chế tác khéo léo tinh xảo. Làm bằng đồng nguyên chấtKích thước 60cmx80cm
Lưu ý: Chúng tôi nhận khắc chữ đề tặng hoặc chế tác trực tiếp vào tranh đồng đề tặng.
Đôi nét về Văn miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi.
Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông (Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1972,Tl, tr.234) chép: “Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.”.
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). (Việt sử thông giám cương mục. Nxb. Văn sử địa. 1957) chép: “Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4… lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó”. Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ “Quý Sửu năm thứ ba(1253)… Tháng 6 lập Quốc Học Viện tô tượng Khổng Tử, Chu công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ… Tháng 9 xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng học tứ thư, lục kinh” (ĐVSKTT)
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, {Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi}.
Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ nhất, năm 1717 (Vĩnh Thịnh năm thứ 13).
Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được đủ bia, nhà bia Trường Giám đã lưu lại về sau rất nhiều những công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám – cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.
Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.
Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.
Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt Nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.
tags: Tranh Khuê Văn các, tranh dong Van Mieu, Quoc tu giam, tranh dong Khue van cac, tranh dong qua tang, qua tang luu niem, san pham tranh tang qua, tranh phu dieu dong, tranh thu cong mỹ nghệ
Thông tin thêm
Trọng lượng | 5 kg |
---|
Sản phẩm cùng loại