Chia sẻ nhận xét của bạn
Bạn đang băn khoăn cần tư vấn? Vui lòng để lại số điện thoại hoặc lời nhắn, nhân viên sẽ liên hệ trả lời bạn sớm nhất Hủy
Mô tả sản phẩm
Chữ Đức Rồng – Đức Lưu Quangkích thước 60x60cm, 80x80cm…Chất liệu đồng vàng nguyên chất, khung kính .
===============
Chữ “Đức” để đời
Trong lĩnh vực triết học ở nước ta có hai cây đại thụ, một là Trần Đức Thảo, hai là Cao Xuân Huy. Giáo sư Trần Đức Thảo là cây đại thụ về triết học macxit, còn Cao Xuân Huy là cây đại thụ về triết học cổ điển Trung Hoa.
Giáo sư Cao Xuân Huy là con trai của tiến sĩ Cao Xuân Dục – Quan Thượng thư bộ Hình triều đình nhà Nguyễn. Thời làm Thượng thư bộ Hình, cụ Cao Xuân Dục đã cho chặt tay nhiều quan tham. Thời đó, nông dân đóng thuế bằng thóc và được đong bằng thưng (một dụng cụ đo lường bằng gỗ hình lập phương, mỗi thưng khoảng 5 kg). Khi đong thóc, người ta đổ thóc vào thưng, đầy có ngọn và quan thu thuế dùng một cái thước gạt mạnh trên miệng thưng để thu thuế cho triều đình. Nhưng các quan tham không gạt thóc bằng thước mà gạt bằng tay, vì thế dân phải đóng thuế nhiều hơn, số thóc dôi ra đổ vào kho quan tham. Vì thế cụ Cao Xuân Dục cho chặt tay tất cả bọn quan tham đã gạt thưng bằng tay. Ở quê – Diễn Thịnh, Diễn Châu, cụ Cao Xuân Dục để một khu đất rộng khoảng 2 ha gần đường lớn làm bãi hoàn bò. Thời đó bọn đạo chích hoạt động rất táo tợn. Đêm đêm chúng thường đi bắt trộm bò của dân rồi giết thịt, đem đi bán ở các chợ. Với người nông dân mất bò coi như mất cả cơ nghiệp. Vì thương dân nên cụ Cao Xuân Dục đã cho xây dựng một bãi hoàn bò. Nhân dân ai bị mất bò thì đến báo với nhà quan Cao Xuân Dục. Lập tức có một người mặc áo đen, đeo kiếm dài, cưỡi ngựa đi khắp các làng và thông báo rằng:
– Loa loa loa! Đêm qua nhà quan Cao Xuân Dục có mất một con bò cho ông Kèo (hoặc ông Cột gì đó) nuôi rẽ. Bọn đạo chích đã bắt bò nhà quan, khôn hồn thì mang đến bãi hoàn bò để trả quan và được tha tội chết. Bằng không sẽ bị chém đầu ba họ.
Thực ra, cụ Cao Xuân Dục không có trâu bò cho dân nuôi rẽ, đó là cách cụ dùng cái uy của mình để bảo vệ dân lành mà thôi. Mẹ tôi kể rằng, thời đó vì cụ Cao Xuân Dục làm như thế nên bọn đạo chích trộm bò về chưa giết thịt ngay, nếu không nghe người nhà quan phát lệnh phải trả bò thì chúng mới giám giết. Nhờ vậy mà cả một vùng Diễn Châu quê tôi thời đó không ai bị mất bò.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế, được giáo dục bởi một người cha như thế nên giáo sư Cao Xuân Huy nổi tiếng là một bậc túc nho, sống nhân từ, cao khiết và mẫu mực.
Giữa thế kỷ trước, những người được học đại học hay được phong hàm giáo sư còn ít lắm, chỉ mới có vài người thôi, do đó thầy Cao Xuân Huy rất được ưu đãi về vật chất. Nhà nước phát cho thầy một chiếc xe đạp rất tốt. Đó là loại xe sản xuất ở Pháp, làm hoàn toàn bằng duyara sáng choang mà là xe phát không chứ không phải là xe đạp Thống Nhất bán giá phân phối cho cán bộ. Nhưng thầy Huy không biết đi xe đạp. Thuở nhỏ thầy đi đâu thì ngồi kiệu, về sau thì đi xe tay nên thầy chưa tập đi xe đạp bao giờ. Nhà thầy ở phố Hàng Chuối (Hà Nội), lúc nào cũng mở rộng cửa để sinh viên ai muốn hỏi thầy điều gì thì cứ vào tự do, vì thế thầy rất hay bị mất cắp. Một lần thầy đang ngồi đọc sách trước hiên, bỗng có một kẻ ăn mày đi vào, ngửa cái nón mê ra trước mặt thầy. Thầy Huy vẫn chăm chú đọc sách và không nói gì cả. Kẻ ăn mày đi ra, “tiện tay” rút mất chiếc áo mới của thầy trên dây phơi. Hôm sau, thầy Huy vẫn ngồi đọc sách trước hiên nhà như hôm qua và thằng ăn mày lại đến, giơ cái nón mê về phía thầy. Thầy Huy ngước lên nhìn nó và hỏi: “Cái áo hôm qua mày bán ăn hết rồi à?”. Vì nhà cửa tuềnh toàng như thế nên khi đi dạy, thầy Huy không dám để chiếc xe đạp ở nhà mà dắt xe từ phố Hàng Chuối đến tận trường, cho vào phòng học rất cẩn thận. Các học trò của thầy hỏi: “Tại sao thầy không bán chiếc xe đạp này đi. Nó rất tốt, nếu bán ít nhất cũng bằng sáu tháng lương của thầy”. Thầy Huy nói: “Đây là của Nhà nước cho, làm sao tôi có thể đem bán được”.
Giáo sư Văn Như Cương kể rằng: “Thầy Huy dạy môn triết học cổ điển Trung Hoa. Đây là môn học rất hay, nhưng cực khó và khó nhất là Lão Tử. Triết lý của Lão Tử sâu xa và uyên bác. Ngày nay giới triết học phương Tây gọi Lão Tử là “cái túi khôn của nhân loại” nhưng để hiểu Lão Tử là rất khó, giảng cho học trò hiểu về Lão Tử còn khó hơn. Thầy Huy dạy chúng tôi, nói liền một mạch 3 giờ đồng hồ rồi hỏi: “Các em đã hiểu chưa?” Cả lớp đồng thanh đáp: “Hiểu rồi ạ!” Thầy Huy nhìn chúng tôi cười hiền như đất: “Nhìn mặt các em nghệt cả ra thế kia tức là chưa hiểu” và thầy lại giảng tiếp. Suốt một đời dạy học, tôi không bao giờ dám quên chuyện này và tôi quyết học bằng được thầy Huy điều này. Mẹ tôi kể rằng, sau khi cụ Cao Xuân Dục mất, thầy Cao Xuân Huy có về làng một lần và đem tất cả thóc gạo, của cải trong kho chia hết cho những người làm trong nhà và những người nghèo gần xa. Vì thế, năm cải cách ruộng đất, nhà cụ Cao Xuân Dục không có gì ngoài cái xác nhà không”.
Mặc dù đã xa nơi trần thế gần hai chục năm rồi nhưng không chỉ các thế hệ học trò mà còn rất nhiều vị học giả luôn nhớ, ngưỡng mộ tài năng cũng như đức độ của thầy. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến nói rằng: “Giáo sư Cao Xuân Huy là một người rất nghèo mà rất giàu – giàu tri thức, giàu tình thương. Đời tôi có rất ít may mắn và trong số ít may mắn đó là được làm học trò của thầy Cao Xuân Huy”.
Một điều rất nhân văn và rất đáng mừng là xã hội ta bây giờ rất nhiều người treo (chơi, thờ) chữ. Có người treo trong nhà 2 chữ: Nhẫn, Tâm! Người lại treo 2 chữ Đức, Tâm (đâm tức)!
Năm nay nhà mình treo chữ Đức. Mình thích chữ Đức bởi chữ Đức có rất nhiều nghĩa hay:
ĐỨC – LƯU – QUANG (Đức độ toả sáng).
ĐỨC TẠI TÂM, DƯỠNG TÂM LAI TẠO ĐỨC (trong chữ ĐỨC có chữ TÂm
“Quân tử tiến đức tu nghiệp” (Người quân tử rèn luyện về phẩm hạnh, đạo đức để vun bồi, xây dựng sự nghiệp).
“Tướng bất cập Số, Số bất cập Đức” (Tướng và Số tốt thôi cũng chưa đủ, còn tuỳ thuộc vào phúc đức của giòng họ và cái đức tự nơi mình). Hay “Đức năng thắng Số”
“Đức là hiểu Đạo”: Đức là mức độ tập trung của Đạo ở một con người. Đức là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật. Trình độ cao bao nhiêu thì Đức dày bấy nhiêu.
Bác Hồ dạy: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”, và “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”.
Thông thường những người trẻ tuổi hay thờ chữ Nhẫn, vì tuổi trẻ phải gắn liền với hai chữ nhẫn nại, chịu đựng kiên trì bền bỉ. Có người quan niệm: Chữ Phúc có bộ Điền, bởi vậy những ai có điền sản trong tay rồi mới chơi chữ đó; còn thường những người có tuổi, đã hiểu biết nhiều lễ nghĩa ở đời mới chơi được chữ ĐỨC.
Theo quan niệm trên thì mình chưa đủ “tiêu chuẩn” để chơi chữ Đức vì tuổi thì chưa nhiều, còn phải tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức (tu nhân, tích đức)! Nhưng mình vẫn treo chữ ĐỨC trong nhà như là mục tiêu hướng tới, với mong muốn nôm na, mộc mạc: “Cha mẹ hiền lành để Đức cho con”; “Có Đức mặc sức mà ăn”
(sưu tầm)
Thông tin thêm
Trọng lượng | 5 kg |
---|
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.