Chia sẻ nhận xét của bạn
Bạn đang băn khoăn cần tư vấn? Vui lòng để lại số điện thoại hoặc lời nhắn, nhân viên sẽ liên hệ trả lời bạn sớm nhất Hủy
Tượng phật a di đà cao 60cm đúc đồng đỏ nguyên chất. Tượng đồng thờ cúng cao cấp.
Chất liệu: Đồng đỏ.
Kích thước: cao 60cm
Chúng tôi nhận mạ vàng, dát vàng cho các loại tượng Phật. Mọi chi tiết xin gọi: 0986 896 995
*************
Cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát, ở trong chùa tuy cũng có công thức và ý nghĩa rõ ràng, nhưng vì xưa nay không có sách vở nào ghi chép cho tinh tường. Do đo,ù người ta mỗi khi bước chân vào chùa không phân biệt được pho tượng nào thờ vị nào.
Nay ta muốn biêt rõ, trước hết phải phân biệt tượng thờ chư Phật, tượng thờ chư Bồ Tát. Dưới đây tôi chỉ trả lời câu hỏi nêu trên, không giải thích về sự thờ Thánh của một số chùa ở VN.
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy cho nên ở lớp trên cùng là thờ Pháp thân Phật, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ ; Ở lớp thứ hai thờ Báo thân Phật, tức là thờ Thụ dụng trí tuệ Phật ở cõi cực lạc; ở lớp thứ ba là thờ Ứng thân Phật, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra sác thân ở trần thế. Từ lớp thứ tư trở xuống bày những cảnh quan hệ đến lúc sơ sinh của đức Thích Ca Mầu Ni Phật và những tượng các vị thần khác.
Vậy cách bài trí các tượng ở chánh điện từ trên xuống dưới theo thứ tự său đây :
A. Tượng Tam Thế Phật. Lớp trên cùng tột ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dẫy, hình dáng giống nhău, tức là tượng “Thường trụ tam thế diệu pháp thân”, người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật, nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.
B. Tượng Di Đà tam tôn. Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức A Di Đà Phật, tức là Thụ dụng Trí tuệ thân, Pho tượng đứng bên tả là tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát, pho tượng đứng bên hữu là tượng đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Đức Phật và hai Bồ Tát ấy ở Tây phương Cực lạc, chủ việc Cứu độ chúng sinh ở cõi Sa bà qua cõi Cực lạc.
C. Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh. Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni Phật, tức là Ứng thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng, pho tượng ở bên phải, hoặc đứng trên toà sen , hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng Đức Văn Thù Bồ Tát; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con voi tráng là tượng Đức Phổ Hiền Bồ Tát, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.
Ở lớp thứ ba ấy có nhiều chùa làm tượng đức Thich Ca Mầu Ni ngồi cầm hoa sen, như khi ngài thuyết pháp ở Linh Thưù Sơn; bên tả là tượng Ca Diếp Tôn Giả, vẻ mặ.t già, bên hữu là tượng A Nan Đà tôn giả, vẻ mặt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích Ca khi ngài còn ở thế gian. Tượng hai vị tôn giả ấy đều tạc đứng, hình dáng hai người tỳ khưu.
D. Tượng Cửu Long. Lớp thứ tư có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển nói khi đức Thích Ca Mầu Ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng : “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn. Trên trời, dưới đất, chi có ta là quí hơn cả” Bởi vậy tượng Cửu long làm chín con rồng vây bọc chung quanh và ở trên những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, ở giưã có pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật lúc sơ sanh. (Ý nghĩa ngày Đản Sinh, tôi đã viết và phổ biến trong cuốn sách “Tôn Giáo và Dân Tộc”, cũng có trên Internet và một số báo). Bên tả tượng Cửu Long có tượng Đế Thích ngôi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng Đại Phạm Thiên cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên Vương này chủ tế ở cõi sa bà thế giới và lúc nào cũng hộ trì Đưc Thiùch Ca khi ngài chưa thành Phật.
Những chùa thường, ở trong điện thờ Phật, chỉ bầy có thế mà thôi. còn những chùa rộng lớn thì bầy thêm hai lớp tượng nữa là :
E. Tượng Tứ Thiên Vương. Ở ngoài tượng Cửu Long để bốn pho tượng Tứ Thiên Vương mạc áo Vương phục, bày làm hai dẫy đối nhau, tức là bốn vị hộ thế.
F. Tượng tứ Bồ Tát. Có chùa bỏ tượng Tư Thiên Vương mà bày tượng bốn vị Bồ Tát, tạc hình Thiên thần gọi là Ái Bồ Tát, tay cầm cái tên; Sách Bồ Tát, tay cầm cái cây; Ngũ Bồ Tát, tay cầm cái lưỡi; Quyền Bồ Tát tay nắm lại và để vào ngực.
G. Tượng Bát Bộ Kim Cương. Có nhiều chùa tạc 8 vị Kim Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát bộ Kim Cương gồm có :
1. Thanh Trừ Tài Kim Cương. 2. Tích Độc Thần Kim Cương. 3. Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương. 4. Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương. 5. Xích Thanh Hoả Kim Cương. 6. Định Trừ Tai Kim Cương. 7. Tử Hiền Kim Cương. 8. Đại Thần Lực Kim Cương.
Bốn vị Bồ Tát và Tám vị Kim Cương này, theo điển tích ở trong các kinh thi có nhiều thuyết khác nhău, xong đại ý là nói những bậc thần đã phát Bồ Đề Tâm, đem thần lực mà hộ trì Phật Pháp.
Sơ qua về các vị Bồ Tát
Định nghĩa Bồ Tát : Bồ Tát (Bodhisattva), Tên đầy đủ là Bồ đề tát đoá, còn gọi là Bồ đề tác đóa, Ma ha đế tác đóa. Cũ dịch là Đại đạo tâm chúng sinh, Đạo chúng sinh.v..v. mới dịch là đại Giác hữu tình, Giác hữu tình….nghĩa là người có đại tâm cầu đạo. Các vị đại Bồ Tát đối với trên thì cầu được đạo Phật, đối với dưới thì cầu giáo hoá chúng sinh. Chư Bồ Tát khi mới phát tâm, ai nấy đều phát nguyện bốn đều thề lớn său đây, sau này gọi là tứ hoằng thệ :
1. Chúng sanh vô biên, thề nguyện độ. Thề xin độ hết thẩy chúng sanh vô biên. Ấy là lấy Khổ đế làm duyên mà phát thệ.
2. Phiền não vô số thề nguyện đoạn. Thề xin dứt hết phiền não vô số. Ấy là lấy Tập đế làm duyên mà phát thệ.
3. Pháp môn vô tận, thề nguyện học. Thề xin học hết pháp môn vô tận. Ấy là lấy Đạo đế làm duyên mà phát thệ.
4. Phật đạo vô thượng thề nguyện thành. Thề xin thành đạo Phật vô thượng. Ấy là lấy Diệt đế làm duyên mà phát thệ.
Đối với tâm thân mình, chư Bồ Tát phát bốn điều nguyện lớn său dây :
1. Tâm như đại đại. Nguyện cái tâm mình như đất lớn, để nuôi lớn chúng sinh cho được thành chánh quả.
2. Tâm như kiều thuyền : Nguyện cái tâm mình như cái cầu, cái thuyền để đưa chúng sinh sang bến bên kiạ
3. Tâm như đại hải: Nguyện cái tâm mình như bể lớn, để nuôi chứa chúng sinh trong chỗ chân nguyên (mối đầu chân thật phát sinh ra vạn vật).
4. Thân như hư không : Nguyện cái thân mình như hư không bao hàm hết thẩy vạn vật, cùng với chúng sinh bình đảng vô nhi .
Đối với chúng sinh, chư Bồ Tát phát bốn điều thệ nguyện lớn như sau :
1. Vị độ giả, linh độ : Ai chưa được độ, thì khiến được độ.
2. Vị giải giã, linh giải : Ai chưa hiểu, thì khiến được hiểu.
3. Vị an giả, linh an: Ai chưa được an, thì khiến được an.
4. Vị Niết bàn giả, linh niết bàn :Ai chưa được niết bàn thì khiến được niết bàn.
Trên đây tôi chỉ dẫn giải một số hạnh nguyện chính của các vị Bồ Tát, tôi không đi sâu vào Hạnh nguyện của từng vị, mỗi vị có một hạnh nguyện khác nhau như :
Di Lạc Bồ Tát : Di Lạc Bồ Tát tiếng Phạn gọi là Maitreya Bodhisattva phiên dịch ra, theo nghĩa thì gọi là A Dật Da (Adjita), căn cứ theo lời Thích Ca Mầu Ni nói ra khi ngài thuyết pháp, thì hiện nay Đức Di Lạc Bồ Tát còn ở trên tầng trời Đầu Suất, đợi đến ngày giáng ainh làm người ở trần gian để tu thành Phật, tức là một vị Phật tương lai nối sau đức Thích Ca Mầu Ni Vậy.
Đức Di Lạc Bồ Tát tuy lúc chưa thành Phật vẫn lấy lòng từ bi mà phổ độ chúng sinh cho nên người ta thờ Ngài cũng như thờ một vị dã thành Phật. Thường ở chùa người ta thờ Đức Di Lạc ngồi giữa, bên tả có Đức Pháp Hoa Lâm Bồ Tát, bên hữu có đức Đại Diệu Tướng Bồ Tát, gọi chung là Di Lạc tam tôn.
Có sách chép đức Di Lạc Bồ Tát ở trên tầng trời Đầu Suất xuống giảng thuyết : “Phi không phi hữu, trung đạo diệu lý” làm ra sách Du già sư địa luận, truyền cho Vô Trước Bồ Tát (Asangha) ở đất Ấn Độ. Sách ấy là sách cốt yêù của phái Du Già, tức là một phái chuyên bàn về cái tông chỉ Duy Thức. Những kinh nói về đức Di Lạc Bồ Tát, có bộ Di Lạc bản kinh, Di Lạc thượng sinh kinh nói : Ngài sinh lên cõi trời; Di Lạc hạ sinh kinh nói Ngài sẽ sinh xuống trần thế; Di Lạc đại thành Phật kinh; nói lúc Ngài sẽ thành Phật.
Quán Thế Âm Bồ Tát : Kinh Pháp Hoa nói : Khổ não chúng sinh, nhất tâm xưng danh, Bồ Tát tức thị quan kỳ âm thanh, giai đác giải thoát. Dĩ thị danh Quán Thế Âm, những chúng sinh bị khổ não mà nhất tâm đọc đến Quán Thế Âm Bồ Tát, tức thì ngài nghe âm thanh của chúng sinh mà độ cho được giải thoát. Bởi thế gọi tên ngài là Quán Thế Âm.
Đức Quán Thế Âm mà có cái danh hiệu ấy là do một đức Phật đã thụ ký cho Ngài, cho nên chính Ngài đã nói trong Kinh Lăng Nghiêm: “Về vô số kiếp đời xưa có Đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm Như Lai. Ta đến trước Phật mà phát Bồ Đề tâm. Phật dậy ta theo ba phép : Văn, Tư, Tu, nghĩa là nghe lời giảng dậy, suy nghĩ về đạo lý, và tu hành mà vào tam ma đề (Samadhi). Phật khen ta chóng được viên thông pháp môn và tức thì ở ngay chỗ đại hội thụ ký cho ta cái hiệu là Quán Thế Âm”. Như thế Ngài được lấy cái danh hiệu của Bản Sư làm danh hiệu của Ngài.
Đại Thế Chí Bồ Tát : Đại Thế Chí Bồ Tát tiếng Phạn là (Mahasthanaprâta Bodhisattva), cùng với Quán Thế Âm cùng phụ giúp Đức Phật A Di Đà để tế độ chúng sinh. Trong kinh Lăng Nghiêm có nói : “Về vô số kiếp đời xưa, có Đức Phật hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai ra đời, dậy ngài tu phép niệm Phật tam muôi, thu cả lục căn là : nhãn, nhỉ, tỵ, thiệt, thân, ý, định tâm chuyên nhất về việc niệm Phật, bởi thế tâm khai, ngộ đạo viên thông được danh hiệu là Đại Thế Chí”.
Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, tán thán công đức của đức Đại Thế Chí Bồ Tát rằng: “Ngài đem ánh sáng trí tuệ soi khắp hết thẩy, khiến chúng sinh đều thoát khỏi ba nơi ác đạo, mà cái sức mạnh vô thượng”. Bởi cái công đức của Đại Thế Chí to lớn như thế, cho nên Vân Thế thiền sư làm bài Tán Định Tây Phương Nguyện Văn “Đức Phật A Di Đà với Đức Phật Quan Thế Âm và đức Đại Thế Chí cùng các đấng hiền thánh, phóng hào quang ra mà tiếp dẫn chúng sinh giắt tay đề huề, chỉ trong một khắc là người mệnh chung được về cõi cực lạc”.Vì thế ở các chùa người ta trưng bầy Tượng đức Đại Thế Chí và Đức Quan Thế Âm đứng hai bên tả hữu đức A Di Đà gọi là hai vị Nhiếp Sĩ.
Hiện nay ở Bắc Việt, chùa Tây Phương, thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây có pho tượng Tuyết sơn, tạc rất khéo, và chùa Bút Tháp thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bác Ninh có pho tượng Tuyết Sơn cũng rất mỹ thuật. hai pho tượng ấy thật rất đáng chiêm ngưỡng. Trong dịp tôi đến vãng cảnh chùa Đậu thuộc Quận Thường Tín, tỉnh Hà Đông, cách Hà Nội có 25 cây số về phía nam, có hai pho tượng đặc biệt đó là hai vị : Vũ Khắc Minh và Vũ khăù`c Trường hai chú cháu đều tu đăù`c đạo cách đây trên 300 năm, hiện toàn thân xá lợi đang thờ tại chuà Đậu, mà du khách trong nước cũng như quốc tế đều tìm đến chiêm ngưỡng, Cũng tại chùa Đậu tôi còn thây thờ ở nhà hành lang có 18 vị A La Hán ở hai bên dẫy nhà Hành lang.
Chi tiết, địa danh và di tích lịch sử của ngôi chùa Đậu tôi đã phổ biến trên website ở Mỹ, Úc, Ấn Độ và in trong cuốn sách “Trở về cội nguồn” xuất bản năm 2000, do nhà xuất bản “Văn Nghệ” phát hành và hiện có ca cuốn sách “Tôn Giáo và Dân Tộc” mới phát hành 2004, nếu muốn đọc xin mở : www.thuvienhoasen.org roi tim chu Index bấm vào do xong nó sẽ ra chữ “tác giả và dịch giả” bấm vào đó sẽ tìm chữ “Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can”, bấm vào đó sẽ có cả 2 quyển sách này đủ các bài trong đó.
******************
Thông tin thêm
Trọng lượng | 2 kg |
---|
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.